Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp chăm sóc bầu ngực và da ngực trong quá trình sử dụng máy hút sữa bằng cách giữ vệ sinh ngực, vệ sinh máy hút sữa, cho bú đúng cách, không lạm dụng máy hút sữa để vừa có dồi dào sữa cho con vừa bảo vệ cấu trúc tự nhiên, tính đàn hồi và hình dạng của bầu ngực mẹ.
>> Không thể bỏ qua: Tư vấn chọn mua máy hút sữa phù hợp cho mẹ và bé
- Cách chăm sóc bầu ngực và làn da ngực khi bú mẹ:
Thời gian có con, cho con bú và sử dụng máy hút sữa các bà mẹ, nhất là các bà mẹ trẻ sợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì nên chú ý những điểm sau:
- Rửa tay:
Mẹ rửa tay sạch bằng xà bông, hoặc dùng gel tiệt trùng.
- Vệ sinh ngực:
Rửa sạch đầu ti sau cử bú là quan trọng. Vệ sinh đầu ti trước cử bú là không cần thiết, trừ trường hợp mẹ có bôi thuốc gì đó lên đầu ti.
Nhiều mẹ tưởng rằng đầu ti cần phải được "tiệt trùng" trước khi cho bé bú. Thật ra, việc lau đầu ti trước khi bé bú là không quan trọng bằng việc vệ sinh đầu ti sau khi bé vừa mới bú xong, để tránh vi khuẩn từ nước miếng của bé có cơ hội lưu giữ và phát triển trong sữa mẹ. (Cách vệ sinh đầu ti sau khi bú sẽ được mô tả ở phần sau.)
Do đó, trước khi cho bé bú các mẹ không nên rửa đầu ti bằng các chất khử trùng, xà bông, gel, kem, rồi lau lại bằng nước sạch trước khi cho bé bú. Trừ trường hợp, đầu ti phải bôi thuốc chữa các bệnh ở đầu ti.
Ngay trên quầng ngực, có nhiều hạt nhỏ li ti, liên tục tiết là một chất bảo vệ tiệt trùng và giữ ẩm tự nhiên cho khu vực đầu ti và quầng ngực, vừa có vai trò là mùi hương đặc thù giúp bé nhận ra ngực mẹ. Do đó, việc vệ sinh đầu ti và quầng ngực trước khi bé bú/ cử hút sữa làm khô vùng da này bị khô, dễ tổn thương, dễ nứt nẻ, mất mùi hương đặc thù của mẹ.
- Chườm nóng:
Vì sữa mẹ nhiều chất béo, nên việc chườm nóng bầu ngực 10' - 15' trước cử bú giúp các cạn béo trong các tuyến ngực tan chảy hoặc mềm ra, giúp sữa chảy thông trong các tia sữa. Tăm dưới vòi sen nước nóng cũng là cách để chăm sóc bầu ngực và tạo sữa rất tốt.
- Massage:
Ngay trước khi bé bú/ hút Luôn luôn massage nhẹ nhàng để không làm tổn thương các dây chằng và các mô trong tuyến ngực.
Cách thực hành sai lầm trong cộng đồng các bà mẹ trẻ là bóp mạnh cho "dập" các "quả" trong ngực để có nhiều sữa, không những không hề giúp tạo sữa mà còn làm hỏng cấu trúc nâng đỡ và làm ngực chảy sệ và thiếu sữa sẽ không đảm bảo dinh dưỡng mẹ và bé . Cho con bú không làm hư ngực, massage quá mạnh và k đúng cách mới làm hư ngực.
- Bế bé bú đúng tư thế:
Tư thế bú đúng là "đưa bé vào ngực mẹ, không đưa ngực mẹ vào bé." Có nghĩa là ở mọi tư thế bú (xem bài Tư Thế Bú Mẹ) cả người bé luôn úp hẳn và sát vào người mẹ. Tai, vai, hông của bé nằm trên một đường thẳng. Kê gối để nâng đầu bé được nâng cao ngang với ngực mẹ, chứ mẹ k cúi xuống con, giúp giảm thiểu tác động của trọng lực khi bầu ngực nặng hơn bình thường do đầy sữa, làm bầu ngực bị chảy xệ.
Nên thường xuyên thay đổi các tư thế bú khác nhau để thông đều các tia sữa và tránh bị tắc tia sữa. Ngoài ra, cm có bầu ngực lớn cần có thói quen nâng bầu ngực trong tay khi cho con bú/ hút, tạo thành hình chữ C/ chữ U giưa ngón cái và ngỏn trỏ đat sau quầng ngực và cả lòng bàn tay nâng bầu ngực.
- Bé có khớp ngậm đúng:
Khớp ngậm đúng giúp sữa mẹ xuống nhiều nhất và giúp bé bú được tối ưu nhất. Ngoài ra, khớp ngậm đúng còn giúp đầu ti mẹ không bị đau, tránh được tình trạng nứt cổ gà (xem thêm chi tiết trong bài Khớp Ngậm Đúng và bài Ti mẹ, Ti bình.) Khơp ngậm đúng còn giúp bé bú khi khi đầu ti mẹ nhỏ, ngắn, phẳng, thụt hay quá to.
- Dừng cử bú đúng cách:
Dừng cử bú đúng cách cũng giúp tránh tổn thương đầu ti và tránh tăc tia sữa, là một việc ít được cm để ý. Khi bé bú xong, nhưng vẫn ngậm chặt ti không nhả, các mẹ "mở khớp" bằng cách đưa đầu ngón tay út vào khoé môi của bé tách môi bé ra khỏi ngực mẹ khi không khí từ bên ngoài lọt vào miệng. Bé có thể lép nhép trước khi nhả hẳn ti mẹ, giúp lượng sữa đang đọng trong khoang phình được hút ra khỏi ngực mẹ.
- Vệ sinh đầu ti sau cử bú/ hút:
Vệ sinh đầu ti sau cử bú là quan trọng vì trong nươc miếng (nươc bọt) của bé có vi khuẩn, sẽ sinh sôi trên vùng đầu ti có nhiều dương chất (và có thể có khe nưt dễ bị nhiễm trùng). Mẹ phải luôn nhớ lau sạch đầu ti bằng nước sạch. Có thể vắt vài giọt sữa mẹ mới để xoa đầu ti và quầng ngực, vừa dưỡng da, vừa bảo vệ đầu ti.
Không nên dùng nước hoa, cồn, xà phòng để rửa đầu ti. Hai bầu ngực là hai nhà máy sản xuất sữa độc lập, nên k có công suất hoàn toàn giống nhau. Trong trường hợp bên nhiều bên ít, bên to bên nhỏ, cm có thể tăng cường hút bên nhỏ (tăng thời gian mỗi cử hút 10' và số cử hút gấp đôi).
- Cách sử dụng máy hút sữa không làm xấu da ngực:
Bất kể là bé bú mẹ, hay dùng máy hút sữa, hay vắt tay, mà có cảm giác đau trong lúc đó hoăc sau đó, chứng tỏ trong cách làm có điểm sai sai, nên thay đổi để tìm cách sữa, nếu tiếp tục để sai lâu sẽ có hại cho bầu ngực mẹ.
Sử dụng máy hút sữa không đúng có thể làm đau hoặc tổn thương đầu ti, và lạm dụng máy hút sữa lâu dài như thế sẽ làm hại các mô và các cấu trúc nâng đở bên trong bầu ngực khiến bầu ngực sớm bị chảy xệ. Một vài mẹ nghĩ rằng phải mở máy hút chế độ mạnh nhất để hút được nhiều sữa nhất, cộng thêm vào đó, cm dùng phểu không đúng kích thước, hoặc hút quá lâu. Do đó khi sử dụng máy hút sữa, cm phải đọc kỹ cẩm nang hướng dẫn để dùng đúng, làm đúng.
Về mặt nguyên tắc, bé bú mẹ là "massage+vắt+hút" cùng 1 lúc, nên sữa về nhiều nhất. Khi hút sữa thì chỉ có động tác hút mà thôi, do đó phải áp dụng thêm phương pháp massage trước, trong và sau khi hút sữa để hút được nhiều sữa mà không cần hút lâu và mạnh. Phểu chỉ cần vừa kín phần trước ngực để kín hơi khi hút, không được ấn phểu quá mạnh ngược vào bầu ngực khiến một số tuyến sữa và ống dẫn sữa ở những nơi bị ép này không thoát được sữa, dễ gây tắc sữa.
Bạn đang tìm kiếm sản phẩm, địa điểm chăm sóc sức khỏe cho Mẹ và Bé?